Friday, September 20, 2013

Trứng là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).

Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…

Nếu bé ngán trứng hoặc bé lười ăn cháo, các mẹ thử chế biến cháo trứng theo các công thức dưới đây, chắc chắn sẽ làm bé ngon miệng trở lại.

Các mẹ nên nấu sẵn một nồi cháo để cho bé ăn cả ngày, đến bữa chỉ việc cho thức ăn và rau vào nấu thôi nhé!

1. Cháo trứng hạt sen, cà rốt

Nguyên liệu: Hạt sen, cà rốt, trứng, dầu ăn.

- Hạt sen nấu chín tán nhuyễn, nấu chín cà rốt đã cắt nhỏ.

- Cho cháo vào nồi đun sôi, từ từ cho trứng vào, đánh nhanh tay để trứng tan không bị vón lại. Cho hạt sen và cà rốt vào, sau cùng cho dầu ăn.


2. Cháo trứng đậu nanh, rau củ

Nguyên liệu: Bột ngũ cốc đậu nành rau củ, trứng, rau mùng tơi, dầu ăn.

- Cho cháo vào nồi đun sôi, cho rau mùng tơi vào đun chín.

- Cho trứng và bột ngũ cốc đậu nành rau củ vào khuấy đều.

- Cho dầu ăn vào sau khi cháo được bắc ra.

3. Cháo trứng với thịt bò, nấm hương

Nguyên liệu: Thịt bò, trứng, nấm hương, dầu ăn.

- Thịt bò thái lát mỏng, nấm ngâm rửa, hành lá thái nhỏ.

- Cho cháo vào nồi đun sôi, nấm hương tươi thái nhỏ vào, nêm chút hạt nêm. Mở lửa vừa cho cháo sôi lục bục, thêm thịt bò.

- Dùng muỗng khuấy cho cháo khỏi cháy đáy nồi. Nêm nếm lại vừa miệng, đập trứng ra bát, lấy lòng đỏ cho vào cháo.

Lưu ý:

Các mẹ lưu ý, các món cháo trứng dinh dưỡng đem lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của bé các mẹ nên cho bé ăn cháo trứng dinh dưỡng vào buổi sáng.

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.

Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:
  • Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần
  • Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
  • Trẻ trên 1 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.

Sunday, September 15, 2013

Cách chăm sóc trẻ biếng ăn khi chuyển mùa

Khí hậu nóng bức của mùa hè dễ khiến trẻ bị sốt nhưng khí hậu lạnh của mùa đông lại gây cho trẻ những phiền toái ở hệ hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệt đối với trẻ biếng ăn sức đề kháng kém lại càng dễ dàng mắc bệnh trong mùa mưa lạnh này.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Trong mùa lạnh, trẻ em thường mắc phải các bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amiđan,viêm xoang do trung khu điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện cộng với trẻ không được chăm sóc cẩn thận từ khâu tắm rửa cho đến quần áo mặc ấm cả ở trong nhà và khi ra ngoài đường hoặc vệ sinh răng miệng chưa tốt... Thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phế quản, viêm phế quản - phổi phát triển.

Ngoài ra về mùa lạnh, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc do ngộ độc thức ăn hoặc do ký sinh trùng hoặc do rotavirus. Bệnh tiêu chảy do rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em. Người ta thấy rằng bệnh tiêu chảy do rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông - xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch.

Đối với trẻ khi mắc bệnh, trẻ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, sụt cân, đề kháng kém, từ đó càng dễ tiếp tục mắc bệnh. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với trẻ biếng ăn vì sức đề kháng vốn dĩ đã kém hơn trẻ bình thường. Để phòng bệnh cho bé vào thời điểm giao mùa hoặc nhanh chóng hồi phục khi mắc bệnh, cha mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc chăm sóc và nâng cao khả năng đề kháng của bé, đặc biệt là giúp bé khỏe mạnh hơn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.

Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ em có khó không?

Đối với các bệnh về đường hô hấp, cần mặc ấm cho trẻ. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho trẻ cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho trẻ sau khi tắm và đối với các bé ở miền Bắc khí hậu lạnh khắc nghiệt thì mẹ có thể bậc điều hòa ấm để bé không bị lạnh đột ngột sau khi tắm xong. Cần tắm cho bé ở khu vực không có gió lùa. Cần tắm nhanh, không để trẻ đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Tắm rửa xong, lau sạch người cho trẻ ngay và mặc ngay quần áo sạch, khô, cho sưởi ấm. Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do trẻ tè ra. Khi đi ra ngoài, bé phải luôn luôn mặc quần áo ấm và cổ có khăn quàng. Khi trời lạnh, có sương, cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ trẻ thường đạp tung chăn, mẹ nên lưu ý đắp chăn cho bé để tránh cháu bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm.

Khi bé bị tiêu chảy trong mùa lạnh nên đi khám bác sỹ để xác định trẻ tiêu chảy do nguyên nhân gì gây nên không nên tự động mua thuốc điều trị cho trẻ rất nguy hiểm. Thông thường, trẻ tiêu chảy dù là nguyên nhân gì ở thể nhẹ thì cũng cần được bù nước và chất điện giải bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù trẻ được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải, tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha từng lúc một, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ (gói nhiều, gói ít). Đặc biệt trong những ngày bị tiêu chảy cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng.

Theo TS. BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức độ nặng khi mắc phải bệnh. Đặc biệt đối với các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa bệnh như một số chất quen thuộc: sắt, kẽm, DHA, omega 3… trong bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc, sữa… Bạn cũng nên cho con ăn nhiều trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, vitamin C, sắt, iốt, kẽm, canxi…) giúp chống lại bệnh tật, tăng sức đề kháng cho bé. Dinh dưỡng nạp vào cơ thể là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm.

Sưu tầm!

Nếu không được thay đổi cách chăm sóc, trẻ biếng ăn có thể bị các chứng bệnh kèm theo như suy dinh dưỡng, còi xương, rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp…

 

Trị biếng ăn giúp trẻ thoát nhiều bệnh khác

Nếu không được thay đổi cách chăm sóc, trẻ biếng ăn có thể bị các chứng bệnh kèm theo như suy dinh dưỡng, còi xương, rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp…

Thạc sĩ Phan Thị Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết mỗi ngày có khoảng 150-200 trẻ tới khám, hầu hết là do biếng ăn. Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương trung bình một ngày cũng tiếp nhận 60 - 70 trẻ biếng ăn và có các vấn đề dinh dưỡng khác.

Chăm sóc chưa đúng cách

Chị Trần Thị Thảo (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, bé My con chị sinh ra nặng 3,4 kg. Trong ba tháng đầu, mỗi tháng bé tăng đều một kg. Nhưng từ tháng thứ tư trở đi, bé My không tăng cân nào dù không hề ốm hay hắt hơi, sổ mũi. Đến nay đã 18 tháng tuổi nhưng My cũng chỉ nặng 6 kg. Chị Thảo kể, My rất lười ăn, mỗi bữa chỉ ăn vài thìa, ép thế nào cũng không chịu. Mẹ bé xót con, pha thêm sữa cho uống nhưng hễ đút sữa vào miệng là My phun ra. Các bác sĩ cho biết bé bị suy dinh dưỡng nặng.




Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh bé mới có cảm giác thèm ăn trở lại

Tình trạng như bé My không phải là hiếm. Chị Lê Thị Nhung ở Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội, kể, cứ đến bữa ăn là cả gia đình chị lại “đánh vật” với cu Tí hai tuổi. Ông bà phải làm đủ trò mua vui hoặc bế đi khắp sân khu tập thể nhưng Tí vẫn không chịu ăn. Còn mẹ thì bê theo bát cháo, lắm khi một bữa phải chạy về nhà đun lại mấy lần. Chị đã dọa nạt đủ kiểu nhưng cu Tí chỉ nước mắt ngắn dài chứ nhất quyết không chịu há miệng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được coi là biếng ăn khi ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi, thời gian ăn kéo dài trên 30 phút. Khi mắc bệnh dù nhẹ như cảm cúm, sốt, viêm họng, đau bụng…, trẻ cũng mệt mỏi, không muốn ăn. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ khỏe mạnh, không có bệnh tật vẫn rất biếng ăn do cha mẹ chăm sóc chưa đúng cách.

Thạc sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhấn mạnh: “Cho trẻ ăn lặp đi lặp lại một kiểu chế biến thì dù thực phẩm đó có giàu chất dinh dưỡng, trẻ cũng không tiêu hóa nổi. Nhiều khi cha mẹ còn biến bữa ăn của trẻ thành một cuộc chiến, ép trẻ ngồi gò bó, không cho tự xúc vì sợ dây bẩn ra quần áo, gây tâm lý căng thẳng, sợ ăn cho trẻ”.

Giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa, chỉ ra việc nuôi con không bằng sữa mẹ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngày càng biếng ăn. “Sữa mẹ sẽ giúp đường tiêu hoá của trẻ phát triển, tạo cảm giác thèm ăn, trong khi sữa nhân tạo không kích thích sự phát triển này. Nếu để tình trạng biếng ăn kéo dài, cơ thể trẻ không có sức đề kháng, rất dễ sinh bệnh”, giáo sư Nhạn nói.

Nên tạo niềm vui cho trẻ trong bữa ăn

Theo thạc sĩ Phan Thị Bích Nga, phải tùy thuộc vào nguyên nhân để điều trị dứt điểm bệnh biếng ăn. Nếu biếng ăn do nhiễm bệnh thì cần chữa khỏi bệnh. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, bé mới có cảm giác thèm ăn trở lại. Còn nếu do cách chăm sóc, cha mẹ cần điều chỉnh cho phù hợp, tránh để tình trạng biếng ăn kéo dài, trẻ dễ sinh bệnh.

Còn theo thạc sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, các bà mẹ phải chú ý phối hợp thức ăn khi chế biến. Không nên cho ăn quá nhiều rau vì trẻ còn nhỏ, rất khó tiêu hoá chất xơ. Trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng thực phẩm tươi để chế biến, đảm bảo đủ chất bột, đạm, béo, vitamin và muối khoáng.

Nên cho trẻ ăn đúng theo độ tuổi, chỉ cho ăn bột khi 6 tháng tuổi trở lên và ăn cháo từ một tuổi trở lên. Cha mẹ tuyệt đối không dọa nạt trẻ, cần tạo niềm vui, sự hứng khởi, thoải mái cho bé mỗi bữa ăn. Tránh cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn vì chúng sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn trong khi thực chất trẻ vẫn “đói”, thiếu dinh dưỡng.

 
                                                                                Theo: Tin tức online 

Các mẹ có thể xem thêm:


7 nguyên tắc vàng chăm sóc bé biếng ăn

Saturday, September 14, 2013

Khi thời tiết chuyển mùa, tại các bệnh viện tiếp nhận lượng bệnh nhân "khủng", đặc biệt là trẻ em. Trong đó những bệnh như cảm cúm, viêm họng, tay-chân-miệng (TCM), sốt xuất huyết… đều tăng vọt đến mức báo động. 
Hậu quả là làm giảm sức đề kháng ở bé, mệt mỏi kéo dài, chán ăn, sụt cân. Vì vậy, mẹ cần có chế độ chăm sóc và bổ sung những dưỡng chất thiết yếu để bảo vệ bé trước những thay đổi bất lợi của thời tiết.



1. Giữ ấm cho bé đúng cách

Để tránh việc nhiễm lạnh, việc giữ ấm cho bé cần được thực hiện đúng cách và nghiêm túc. Giảm tối đa việc cho bé tiếp xúc với nước lạnh, mỗi lần cho rửa người hoặc tắm cho bé cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho bé sau khi tắm. Khi đi ra ngoài, phải luôn cho bé mặc quần áo ấm và cổ có khăn quàng cần có thêm găng tay, bít tất, khẩu trang tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ mẹ nên lưu ý đắp chăn cho bé để tránh bị cảm lạnh.

2. Giảm nguy cơ gây bệnh


Để giảm các nguy cơ gây bệnh, mẹ nên giữ vệ sinh tuyệt đối cho bé bằng cách rửa tay sạch sẽ, vệ sinh ăn uống, cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Dọn dẹp, phun trùng những khu vực xung quanh nhà, lưu ý các khu vực có bụi rậm hay vũng nước động vì có thể sinh ra lăng quăng, muỗi và phòng tránh mầm bệnh. Bố trí nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo.

3. Học cách chăm sóc bé bị bệnh

 

Mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc bé bị các bệnh như: sốt, cảm cúm, tiêu chảy… theo đúng khoa học nhằm giúp bé nhanh khỏe và tránh trường hợp chăm sóc sai làm tình hình sức khỏe bé xấu đi.

Tiêu chảy cũng là bệnh thường gặp ở bé trong mùa lạnh, mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân. Bé tiêu chảy, luôn cần được bù nước và chất điện giải bằng cách cho bé uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha từng lúc một. Đặc biệt trong những ngày bị tiêu chảy cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng.

 

4. Kiên nhẫn phối hợp với bác sĩ nhi

Khi bé có triệu chứng bị bệnh như sốt, mệt mỏi kéo dài, chán ăn dẫn đến biếng ăn, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi khám tại các bệnh viện nhi để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng bệnh giúp bé nhanh khỏe. Tuyệt đối tránh tình trạng tự mua thuốc cho bé uống, tự điều trị theo cách phương pháp dân gian chưa được khoa học kiểm chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.

5. Chế độ dinh dưỡng cho bé trong mùa dịch bệnh


Mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết, để tăng sức đề kháng giúp bé giảm nguy cơ nhiễm bệnh, bằng cách cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, không nên kiêng khem quá mức. Lưu ý rằng nên chọn cách chế biến thực phẩm sao cho dễ hấp thu, vì hệ tiêu hóa của bé đang yếu nên dễ gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa, từ đó không hấp thu được. Sữa cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ hằng ngày.

Giúp trẻ khắc phục chứng biếng ăn

Để giúp bé hết biếng ăn, mẹ cần phải kiên nhẫn và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi (nếu cần) để tìm ra nguyên nhân và chọn giải pháp phù hợp để loại bỏ chứng biếng ăn.

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ nên bắt đầu bằng việc không tạo áp lực với bé trong những bữa ăn, chế biến và trang trí món ăn hợp với sở thích của bé, ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, cần cho bé ăn thêm các bữa phụ xen kẽ bằng sữa, trái cây, không nên cho bé ăn vặt trước gần bữa ăn chính và khuyến khích bé vận động thể chất để mau đói và muốn ăn.



6. Giải pháp hoàn hảo cho trẻ biếng ăn trong mùa dịch bệnh

Theo TS.BS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), đối với các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Sữa Pediasure BA của Abbott Hoa Kỳ là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu khoa học dành riêng cho các bé biếng ăn với hệ bột đường kép tiên tiến và hệ chất béo độc đáo hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu, giúp duy trì thể trạng và giúp bé ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn đang bệnh và cả sau khi bệnh, giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Trường hợp bé bệnh, biếng ăn, mệt mỏi, có thể dùng sữa thay thế một phần hoặc hoàn toàn bữa ăn chính để duy trì thể trạng, tránh sụt cân, khôi phục nhanh chóng lại sức đề kháng để bé trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường và tiếp tục phát triển tốt nhất. 



7 nguyên tắc vàng chăm sóc bé biếng ăn




Giữ ấm đúng cách và dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ đề kháng tốt với các bệnh mùa lạnh
 Nguồn Abbott
 >>> 10 bí quyết chăm sóc trẻ biếng ăn hiệu quả nhất

Khi thời tiết chuyển mùa, tại các bệnh viện tiếp nhận lượng bệnh nhân "khủng", đặc biệt là trẻ em. Trong đó những bệnh như cảm cúm, viêm họng, tay-chân-miệng (TCM), sốt xuất huyết… đều tăng vọt đến mức báo động.
Hậu quả là làm giảm sức đề kháng ở bé, mệt mỏi kéo dài, chán ăn, sụt cân. Vì vậy, mẹ cần có chế độ chăm sóc và bổ sung những dưỡng chất thiết yếu để bảo vệ bé trước những thay đổi bất lợi của thời tiết.

1. Giữ ấm cho bé đúng cách
Để tránh việc nhiễm lạnh, việc giữ ấm cho bé cần được thực hiện đúng cách và nghiêm túc. Giảm tối đa việc cho bé tiếp xúc với nước lạnh, mỗi lần cho rửa người hoặc tắm cho bé cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho bé sau khi tắm. Khi đi ra ngoài, phải luôn cho bé mặc quần áo ấm và cổ có khăn quàng cần có thêm găng tay, bít tất, khẩu trang tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ mẹ nên lưu ý đắp chăn cho bé để tránh bị cảm lạnh.
2. Giảm nguy cơ gây bệnh
Để giảm các nguy cơ gây bệnh, mẹ nên giữ vệ sinh tuyệt đối cho bé bằng cách rửa tay sạch sẽ, vệ sinh ăn uống, cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Dọn dẹp, phun trùng những khu vực xung quanh nhà, lưu ý các khu vực có bụi rậm hay vũng nước động vì có thể sinh ra lăng quăng, muỗi và phòng tránh mầm bệnh. Bố trí nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo.
3. Học cách chăm sóc bé bị bệnh
Mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc bé bị các bệnh như: sốt, cảm cúm, tiêu chảy… theo đúng khoa học nhằm giúp bé nhanh khỏe và tránh trường hợp chăm sóc sai làm tình hình sức khỏe bé xấu đi.
Tiêu chảy cũng là bệnh thường gặp ở bé trong mùa lạnh, mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân. Bé tiêu chảy, luôn cần được bù nước và chất điện giải bằng cách cho bé uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha từng lúc một. Đặc biệt trong những ngày bị tiêu chảy cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng.
4. Kiên nhẫn phối hợp với bác sĩ nhi
Khi bé có triệu chứng bị bệnh như sốt, mệt mỏi kéo dài, chán ăn dẫn đến biếng ăn, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi khám tại các bệnh viện nhi để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng bệnh giúp bé nhanh khỏe. Tuyệt đối tránh tình trạng tự mua thuốc cho bé uống, tự điều trị theo cách phương pháp dân gian chưa được khoa học kiểm chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
5. Chế độ dinh dưỡng cho bé trong mùa dịch bệnh
Mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết, để tăng sức đề kháng giúp bé giảm nguy cơ nhiễm bệnh, bằng cách cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, không nên kiêng khem quá mức. Lưu ý rằng nên chọn cách chế biến thực phẩm sao cho dễ hấp thu, vì hệ tiêu hóa của bé đang yếu nên dễ gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa, từ đó không hấp thu được. Sữa cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ hằng ngày.
Giúp trẻ khắc phục chứng biếng ăn
Để giúp bé hết biếng ăn, mẹ cần phải kiên nhẫn và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi (nếu cần) để tìm ra nguyên nhân và chọn giải pháp phù hợp để loại bỏ chứng biếng ăn.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ nên bắt đầu bằng việc không tạo áp lực với bé trong những bữa ăn, chế biến và trang trí món ăn hợp với sở thích của bé, ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, cần cho bé ăn thêm các bữa phụ xen kẽ bằng sữa, trái cây, không nên cho bé ăn vặt trước gần bữa ăn chính và khuyến khích bé vận động thể chất để mau đói và muốn ăn.
6. Giải pháp hoàn hảo cho trẻ biếng ăn trong mùa dịch bệnh
Theo TS.BS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), đối với các bé bị biếng ăn, thường dễ mắc bệnh và khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Sữa Pediasure BA của Abbott Hoa Kỳ là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu khoa học dành riêng cho các bé biếng ăn với hệ bột đường kép tiên tiến và hệ chất béo độc đáo hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu, giúp duy trì thể trạng và giúp bé ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn đang bệnh và cả sau khi bệnh, giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Trường hợp bé bệnh, biếng ăn, mệt mỏi, có thể dùng sữa thay thế một phần hoặc hoàn toàn bữa ăn chính để duy trì thể trạng, tránh sụt cân, khôi phục nhanh chóng lại sức đề kháng để bé trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường và tiếp tục phát triển tốt nhất.

Theo Eva.vn
Nếu con bạn đang mắc bệnh biếng ăn, bạn đừng có nôn nóng trong vấn đề cho bé ăn, hãy thả lỏng và tập trung tìm ra cách giải quyết từng chút một căn bệnh này ở trẻ.

Chúng tôi đã tổng hợp cho bạn 10 bí quyết chăm sóc trẻ biếng ăn hiệu quả nhất dưới dây.

1. Đừng quá lo lắng
Không ít bậc làm bố làm mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con mình ăn ít hơn những đứa trẻ khác. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng ngại đâu bạn ạ.
2. Không nên thúc ép trẻ
Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn tuyệt đối không nên ép con ăn khi chúng không muốn. Hãy để cho trẻ được tự quyết định mình sẽ ăn gì.
3. Không nên khen ngợi trẻ
Bạn nghĩ rằng những lời khen trong khi trẻ ăn sẽ khuyến khích chúng, làm chúng muốn ăn hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Hãy để cho con nhận ra rằng ăn uống không phải là điều đáng khen mà đó là đặc quyền, ăn nhiều để có sức khoẻ, để cao lớn hơn chứ không phải để làm vui lòng cha mẹ.
4. Hãy chiếu cố
Bạn hãy cố gắng bày biện các món ăn sao cho thật bắt mắt với màu sắc đa dạng. Đôi khi bạn cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn cho là đầy đủ dinh dưỡng và rất cần thiết cho sức đề kháng của chúng.
5. Bữa ăn không nên kéo dài quá lâu
Một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa trong vòng 30 phút. Bạn không nên để trẻ nhẩn nha, ngậm hay nhai đi nhai lại miếng thịt hay cọng rau, cũng không nên thúc ép trẻ.
Trong trường hợp bát cơm còn quá nhiều, bạn có thể kéo dài bữa ăn thêm 10 phút và đừng tỏ ra sốt ruột, uể oải hay bực tức. Hãy tưởng tượng rằng có một chiếc camera đang hướng về phía bạn và tất nhiên, bạn đang là diễn viên chính trong vở hài kịch.
 
6. Chia nhỏ bữa ăn
Một bát cơm đầy vun không hề kích thích sự thèm ăn của trẻ chút nào. Trái lại, nó khiến trẻ sợ đến phát khóc. Hãy bỏ vào bát cơm của trẻ chỉ một miếng thịt nhỏ, vài cọng rau và một ít cơm.
Nếu trẻ muốn ăn thêm, bạn hãy thay các món cũ bằng một vài món khác để kích thích sự thèm ăn của chúng. Và bạn cần luôn luôn đề cao tính độc lập cho con bằng cách để trẻ tự xúc hay ăn những gì chúng thích.
7. Không ăn gì trước bữa chính
Không nên đưa cho trẻ bất kì đồ ăn vặt nào trước bữa chính. Những món ăn còn nằm trong bếp hay trong tủ lạnh (hoa quả, pho mát, jambon… ) luôn có sức hấp dẫn đối với trẻ hơn nhưng chúng lại góp phần phá hỏng bữa chính của trẻ. Tạo cho trẻ thói quen không ăn vặt ngay từ nhỏ là điều cần thiết.
8. Thật khéo léo
Không nên bắt trẻ tuân thủ quá nhiều quy tắc do cha mẹ đề ra. Đừng trừng phạt khi trẻ không chịu ăn, ngược lại cũng đừng khen ngợi chúng một cách thái quá. Hãy xoá bỏ chế độ “độc tài” trên bàn ăn nhà bạn.
Đừng nói với trẻ rằng chúng đã làm bạn buồn, tức giận vì thói biếng ăn của chúng. Nếu bạn cảm thấy không vui, hãy làm mọi cách để cơn giận qua đi, nhưng đừng làm điều đó trước mặt trẻ.
9. Nói “không” với những lời khuyên kì cục
Bạn tuyệt đối không nên nghe theo những lời chỉ dẫn hết sức kì cục, hỗn độn, thậm chí là mâu thuẫn của những người xung quanh.
10. Không cho trẻ ăn quá nhiều
Cơ thể phải hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn tỷ lệ thuận với tần suất của bệnh béo phì, bệnh tăng huyết áp, chứng xơ vữa động mạch và kéo theo rất nhiều hệ quả khác. Thúc ép trẻ ăn quá nhiều tức là bạn sẽ phải đưa chúng đến gặp bác sĩ sớm hơn.

Theo Afamily