Showing posts with label trẻ bị sốt. Show all posts
Showing posts with label trẻ bị sốt. Show all posts

Thursday, July 10, 2014

Có rất nhiều mẹ thắc mắc không hiểu tại sao trẻ em bị sốt. Và bởi vì chính không hiểu cho nên các mẹ thường hốt hoảng khi thấy thân nhiệt của con tăng đột ngột và vội vàng đưa con tới bệnh viện. Thực ra, sốt không phải là bệnh, mà chỉ là triệu chứng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ em bị sốt?


Trẻ em bị sốt chủ yếu do hai nguyên nhân: sốt không do nhiễm trùng và sốt do nhiễm vi - vi trùng.


1. Sốt không do nhiễm trùng


Trẻ bị sốt do cảm hay cảm nắng thông thường, đặc biệt trong mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, trẻ rất dễ bị sốt


Child fever


                  Trẻ em bị sốt không do nhiễm trùng sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc hợp lý


Do mọc răngTrẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.


Do chủng ngừa: Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi chủng ngừa thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị…


Do mặc quá nhiều quần áo: ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, bố mẹ thường có tâm lý che chắn cẩn thận vì vậy nên mặc cho trẻ nhiều quần áo. Điều này lại vô tình khiến trẻ dễ bị sốt vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.


2. Sốt do nhiễm vi – vi trùng:


Sốt do nhiễm vi - vi trùng thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời. Một số bệnh gây ra do nhiễm vi - vi trùng khiến trẻ bị sốt như:


Cảm cúm: đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.


Viêm phổi: các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.

Viêm tai: trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo kéo tai.

Sốt phát ban: trẻ thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.


sot_phat_ban_o_tre1
                                                      Trẻ em bị sốt phát ban
Sốt xuất huyết: trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ lừ đừ, vật vã, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, tiêu phân đen.

Sởi: trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.

Nhiễm trùng tiểu: trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát. Nước tiểu đục.

Nhiễm trùng huyết: trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…

Viêm màng não: sốt kèm theo thốp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.

Sốt rét: nghi sốt rét khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị sốt rét trong vòng 6 tháng. Trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn (rét run, sốt, vã mồ hôi) .Trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.

Thương hàn: nghi thương hàn khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần. Trẻ thường sốt cao liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Lao: trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.


3. Khi trẻ em bị sốt nên làm gì?


Hạ sốt từ từ


Khi trẻ bị sốt cao mẹ không nên nóng vội áo dụng hàng loạt các biện pháp hạ sốt. Bởi vì khi thân nhiệt trẻ hạ xuống một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể không thích ứng kịp rất nguy hiểm.

Nếu trẻ chỉ bị sốt trong khoảng 37độ 5 đến tiệm 38 độ, đừng nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt vội mà hạ thân nhiệt bằng cách bỏ bớt quần áo, bao gồm cả tã lót. Lau các vùng nách, bẹn, cổ bằng nước ấm khoảng 37 độ.

Nếu trẻ bị sốt trên 38độC, nên cho trẻ uống paracetamol theo cân nặng. Còn trong trường hợp trẻ bị nôn trớ, khó uống thuốc có thể dùng thuốc hạ sốt loại viên đạn đặt hậu môn với liều 15mg - 20mg/kg trọng lượng cơ thể. Loại thuốc này hạ sốt rất tốt nhưng thời gian tác dụng chậm hơn thuốc uống. 


Cho trẻ ăn loãng và uống nhiều nước


Trẻ em bị sốt liên tục, sốt cao sẽ dễ bị mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Cho trẻ uống thêm nhiều nước lọc, kèm theo nước hoa quả như nước cam, chanh. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.


Đưa trẻ tới bệnh viện nếu như xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm.


Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ , mẹ cần tìm hiểu rõ để có biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ.


Mẹ cần lưu ý: nếu trẻ bị sốt, dù đã biết hay chưa biết nguyên nhân gây sốt ở trẻ thì việc mà bố mẹ cần làm ngya đó là cho trẻ ở trong phòng thoáng nhưng kín gió, tránh cho gió lùa vào.